Tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Bệnh do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Tiểu đường là căn bệnh phổ biến từ lâu trên thế giới. Có 3 loại tiểu đường bao gồm:

  • Tiểu đường tuýp 1 (trước đây người ta thường gọi tiểu đường phụ thuộc insulin).
  • Tiểu đường tuýp 2 (trước đây còn gọi tiểu đường không phụ thuộc insulin).
  • Tiểu đường tuýp 3 hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ.
  • Và còn có các loại tiểu đường do các nguyên nhân khác như: tiểu đường đơn gen, do dùng thuốc, do các bệnh lý nội khoa…

Phân biệt các loại bệnh tiểu đường như thế nào?

  1. Tiểu đường tuýp 1.

    Phần lớn nguyên nhân gây nên loại này là nguyên nhân tự miễn. Đây là hậu quả của trình trạng tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone isulin. Chất này có vai trò kiểm soát đường huyết, khiến nồng độ đường trong máu tăng cao.
    Triệu chứng Tiểu đường tuýp 1 thường bao gồm: uống nước nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhiều. Thông thường, đây là dấu hiệu 80-90% tế bào beta tụy bị hư hại.
    Tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 7-10% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Trước đây, loại bệnh này thường xuất hiện trung bình ở lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, gần đây lứa tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá hơn.

  2. Tiểu đường tuýp 2.

    Thường được gọi là tiểu đường tuổi trung niên. Tiểu đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ gần 90% trong số các bệnh nhân bị tiểu đường. Nguyên nhân chính của bệnh liên quan đến tình trạng kháng insulin và sự giảm bài tiết insulin. Bệnh xảy ra cũng do một số yếu tố liên quan khác như các bệnh liên quan đến ruột, gan, thận, thần kinh…
    Loại này thường xuất hiện ở người cao tuổi. Những người trong tình trạng thừa cân, béo phì, bệnh nhân bị rối loạn lipid máu cũng khả năng cao. Hoặc những người bị cao huyết áp, tiền căn có người thân bị tiểu đường. Ngoài ra, phụ nữ sinh con nặng trên 4 kg, hoặc các bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết.
    Tiểu đường tuýp 2 thường ít có triệu chứng hơn. Thông thường, bệnh nhân được phát hiện thông qua các dấu hiệu như đột nhiên sụt cân. Đi khám sức khỏe, xét nghiệm đường huyết phát hiện bệnh. Cứ khoảng 50% người bệnh tuýp 2 thì có ít nhất một người bị biến chứng của tiểu đường do không phát hiện bệnh sớm.

  3. Tiểu đường thai kỳ.

    Được xem là tiểu đường xuất hiện sau tuần thứ 24 của thai kỳ. Nguyên nhân thường do tình trạng kháng insulin xảy ra trong thai kì. Bệnh có thể được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị cụ thể. Bệnh tiểu đường thai kì khiến thai nhi có thể bị dị tật, thai to, dễ sẩy thai, khó sinh…
    Tầm soát tiểu đường thai kỳ rất cần thiết cho tất cả các phụ nữ mang thai tuần thứ 24 trở đi.

  4. Tiểu đường thứ phát.

    Thường xảy ra do các khiếm khuyến về gen, tiểu đường do các bệnh lý nội khoa, do việc sử dụng thuốc. Việc phát hiện bệnh qua kiểm tra đường huyết và có phác đồ điều trị phù hợp. Việc kiểm tra và điều trị có thể giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng.

Nhìn chung, việc phát hiện bệnh lý tiểu đường có thể dựa vào các triệu chứng một phần nhỏ. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác, cần phải thực hiện kiểm tra đường trong máu. Hoặc nghiệm pháp dung nạp đường, cũng như xét nghiệm HbA1c. Người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị và nên thường xuyên khám tầm soát các biến chứng.

Người bệnh tiểu đường nên tuân thủ phác đồ điều trị. Nên thường xuyên khám tầm soát các biến chứng.

Bệnh nhân Tiểu đường tuýp 1 nên khám tầm soát các biến chứng mắt và thận để kiểm soát các biến chứng tiểu đường tốt hơn.
Bệnh nhân Tiểu đường tuýp 2 nên khám tầm soát ngay các biến chứng trong lần chẩn đoán đầu tiên và định kỳ hàng năm hay ngắn hơn tùy theo sự theo dõi biến chứng.

Điều trị tiểu đường luôn song hành điều chỉnh chế độ ăn, lối sống và sử dụng thuốc.

  • Bạn cần có kiến thức nhất định về chế độ ăn và chế độ tập luyện phù hợp. Dinh dưỡng là yếu tố cực kì quan trọng, đóng góp vai trò rất lớn trong việc bình ổn các chỉ số đường huyết.
  • Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thực đơn ăn uống, không ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, dễ làm ảnh hưởng đến mức đường huyết sau khi ăn.
  • Có thể bổ sung sữa cho người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết thấp, cộng thêm chất xơ giúp tăng khả năng hấp thu, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Ngoài ra, bạn có thể bổ sung sữa cho người bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết thấp. sử dụng đường hấp thu chậm như Palatinose để bình ổn chỉ số đường huyết, cộng thêm chất xơ giúp tăng khả năng hấp thu, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh âm thầm nhưng hết sức nguy hiểm, gây nhiều biến chứng. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên và tuân thủ điều trị góp phần thành công trong kiểm soát bệnh.

 

Nguồn bài viết.

TS.BS Lâm Văn Hoàng
Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy

Có thể bạn cần biết.  Nhận diện bệnh tim và những điều cần lưu ý.