Khám bệnh phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng các phế nang trong phổi. Bệnh có thể là do vi khuẩn, vi-rút hoặc nấm bắt đầu phát triển. Viêm phổi nguy hiểm nhất đối với trẻ nhỏ, người lớn và người có hệ miễn dịch kém. Nếu nghi ngờ bản thân có thể bị viêm phổi, bạn nên đến bác sĩ khám ngay để bệnh phổi của bạn được điều trị một cách hiệu quả.

Phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại Việt Nam. Chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bằng những triệu chứng gì? Có thể phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bằng các thăm dò và xét nghiệm gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

[toc]

Phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng viêm niêm mạc đường hô hấp mãn tính, gây tắc nghẽn luồng khí thở ra, cản trở sự thông khí ở phổi.

Nguyên nhân gây bệnh là do các hạt bụi hoặc khí độc hại ở ngoài môi trường tác động khiến phổi bị tổn thương. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, đặc biệt là người hút thuốc lào, thuốc lá, người hay tiếp xúc với khói bếp than, khói rơm rạ, khói bếp củi, khói hương hoặc bụi và các loại khí độc hại.

Ước tính trên thế giới có hơn 329 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Con số này ngày càng gia tăng do các yếu tố nguy cơ gây bệnh có chiều hướng tăng lên (khói bụi, ô nhiễm môi trường…).

Triệu chứng chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Ho, khạc đờm. Ho dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần: Nhiều người nghĩ rằng ho là triệu chứng thông thường của viêm phế quản mà chủ quan không đến viện khám, nhưng nếu những đợt ho kéo dài liên tục trong vài tháng, lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể bạn đã mắc các bệnh liên quan đến phổi. Bao gồm cả ho khan và ho có đờm. Thường ho nhiều và khạc đờm vào buổi sáng.

Khó thở: đây là những dấu hiệu cho thấy hệ thống hô hấp đang gặp vấn đề. Lúc đầu có thể khó thở khi mệt, lao động quá sức. Sau đó ngay cả khi đang hoạt động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi cũng cảm thấy khó thở. Tình trạng khó thở ngày một nặng hơn.

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh hay thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh (trên 40 tuổi) cần đi khám ngay khi có những dấu hiệu trên. Lắng nghe cơ thể để nhận biết được những thay đổi nhỏ nhất. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở giai đoạn đầu có thể ngăn chặn bệnh phát triển, làm chậm quá trình tổn thương phổi.

Xác định triệu chứng viêm phổi.

Viêm phổi cần được điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng. Triệu chứng có thể dần xấu đi trong vòng vài ngày hoặc đột ngột nghiêm trọng ngay từ đầu.

Dấu hiệu viêm phổi.

• Sốt
• Toát mồ hôi và run rẩy
• Cảm giác khó chịu ở ngực khi ho hoặc thở, đặc biệt là khi thở sâu
• Thở nhanh, thở không sâu. Triệu chứng này có thể chỉ xảy ra khi bạn hoạt động thể chất
• Mệt mỏi
• Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Đây là những triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh
• Ho. Bạn có thể ho ra cả chất nhầy có màu vàng, xanh, nâu đỏ hoặc hồng và chất nhầy có máu
• Đau đầu
• Không cảm thấy đói
• Ngón tay chuyển màu trắng
• Lú lẫn. Triệu chứng này thường ở người lớn tuổi bị viêm phổi.
• Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường. Triệu chứng này thường gặp nhất ở người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch kém.
• Đau khớp, đau sườn, đau bụng trên hoặc đau lưng
• Nhịp tim tăng nhanh

Những dấu hiệu phổi của bạn đang gặp nguy hiểm.

Khó thở kéo dài.

Dù là leo cầu thang hay thực hiện những công việc hàng ngày, nếu bạn cảm thấy khó thở sau khi gắng sức, hay khó thở phần lớn thời gian, thậm chí khi nằm trên giường, đó là dấu hiệu phổi có vấn đề. Khó thở kéo dài có thể là dấu hiệu vấn đề hô hấp, có thể do viêm phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bệnh tim (trong một số trường hợp).

Tiết quá nhiều chất nhầy.

Chúng ta thường không quá lo lắng khi bị ho hoặc ho có đờm. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho nhiều hơn 3 tháng, cần đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu viêm phế quản mạn tính. Nếu ho có đờm đi kèm với thở rít hoặc khó thở, đó có thể là dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Máu lẫn trong đờm.

Một triệu chứng quan trọng khác báo hiệu bệnh phổi là có máu lẫn trong đờm. Mặc dù những thay đổi trong màu sắc của đờm có thể chỉ báo nhiều điều về sức khỏe, từ nhiễm vi khuẩn tới viêm phổi, sự xuất hiện của máu còn có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Nếu bạn bị ho kéo dài, sốt nhẹ và có vệt máu trong đờm, hãy đi kiểm tra bệnh lao.

Đau ngực.

Đau ngực không có nghĩa là đau tim. Nếu bạn bị những cơn đau nhói ở ngực khi thở, ho hoặc hắt hơi, nó có thể là do nhiễm trùng phổi do vi khuẩn hoặc vi-rút. Trong một số ít trường hợp, nó có thể là do đông máu ở động mạch phổi, tắc nghẽn lưu thông máu tới phổi hay còn gọi là thuyên tắc động mạch phổi.

Thở rít.

Âm thanh rít trong phổi là một triệu chứng của suy giảm chức năng phổi. Nó chỉ ra rằng phổi đang khó thở do bị hẹp đường thở và nghẽn động mạch do tác nhân bên ngoài. Trong phần lớn các trường hợp, thở rít có liên quan tới viêm do hen, viêm phế quản, viêm phổi, phản ứng dị ứng hoặc tắc nghẽn vật lý gây ra do khối u hoặc tác nhân bên ngoài.

Ho mạn tính.

Mặc dù ho chủ yếu do nhiễm vi-rút hoặc cảm lạnh, nhưng nếu ho không kết thúc sau 2-3 tuần mà thậm chí kéo dài hơn 8 tuần thì đó là dấu hiệu đáng ngại. Bạn nên đi khám chuyên khoa hô hấp và làm xét nghiệm để tìm nguyên nhân sâu xa. Một số nguyên nhân phổ biến của ho mạn tính gồm viêm phế quản, hen, viêm phổi và lao.

Một số phương pháp khám bệnh phổi.

Kiểm tra và đo chức năng hô hấp.

Quá trình đo chức năng hô hấp sẽ kiểm tra được mức độ tắc nghẽn phế quản, lưu lượng khí ra vào phổi. Quá trình thực hiện đo các thể tích của phổi. Các chỉ số đo chức năng phổi này sẽ cho biết bạn có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay không, nếu có thì mức độ của bệnh nặng hay nhẹ.

Thực hiện chụp X-Quang phổi

Ở giai đoạn đầu của bệnh phổi, chụp X quang có thể không phát hiện được bệnh do hình ảnh phổi bình thường. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, chụp X quang phổi có giá trị gợi ý chuẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Kết quả X quang giúp phân biệt biểu hiện ho, khạc đờm, khó thở là do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay các bệnh khác như lao phổi, giãn phế quản, u phổi, xơ phổi…

Đo khí máu động mạch.

Nếu tình trạng khó thở diễn ra thường xuyên với tần suất ngày càng dày đặc thì bạn sẽ được làm xét nghiệm đo khí máu động mạch để kiểm tra nồng độ oxi và khí CO2 trong máu. Kết quả đo khí động mạch sẽ cho biết mức độ nặng nhẹ của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu nồng độ oxi càng giảm, trong khi nồng độ khí CO2 càng tăng thì bệnh càng nặng.

Đo điện tim.

Điện tim thường được thực hiện ở giai đoạn bệnh phát triển nặng. Điện tim giúp kiểm tra những biến chứng tim mạch của người bệnh như: rối loạn nhịp tim, suy tim… để có phương hướng điều trị kịp thời.

Chụp ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực.

Để đánh giá mức độ giãn phế nang của phổi các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện chụp cắt lớp vi tính lồng ngực. Các bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm vì vậy chụp cắt lớp vi tính lồng ngực cũng đóng vai trò tầm soát ung thư phổi để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời

Thực hiện xét nghiệm máu.

Ngoài các thăm dò trên bệnh nhân sẽ kết hợp thực hiện xét nghiệm máu: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm tiểu đường, kiểm tra chức năng gan, thận… để biết được tình trạng sức khỏe hiện tại và đánh giá các bệnh đồng mắc. Trường hợp bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính bị tiểu đường, các bệnh tim mạch, cao huyết áp… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị, dễ gây biến chứng, nguy cơ tử vong rất cao.

Dựa vào các thăm dò và xét nghiệm bệnh phổi, các bác sĩ có thể đưa ra kết luận bạn có mắc bệnh hay không. Sau đó có các chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh và phương hướng điều trị.

Nếu bạn quá bận rộn để đăng ký khám bệnh, hãy tìm hiểu các dịch vụ khám bệnh tại nhà uy tín để được bác sĩ thăm khám nhanh chóng.

SỨC KHỎE & MẸO VẶT
Nhận diện bệnh tim mạch ở người cao tuổi.
Nhận diện bệnh tim mạch ở người cao tuổi.

Bước vào giai đoạn lão hóa, các hoạt động của tim mạch sẽ cần tăng cường nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Khi cơ thể trở nên yếu ớt hơn, chỉ một tác động nhỏ trong hệ tim mạch tuần hoàn cũng sẽ gây đến các hệ lụy lớn cho sức khỏe. […]

Những hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe cho gia đình.
Những hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe cho gia đình.

Hiện nay, mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà đang có nhiều ưu thế trong nhiều phương diện. Những ưu thế được kể đến bao gồm kinh tế, xã hội, chuyên môn và cả tính khoa học. Theo Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ, Bác Sĩ Ngô Minh Xuân – tình trạng dân số lão […]

Tìm hiểu về quy trình khám bệnh tại nhà.
Tìm hiểu về quy trình khám bệnh tại nhà.

Dịch vụ khám bệnh tại nhà mang đến nhiều tiện ích tuyệt vời cho bệnh nhân và gia đình. Ngoài sự chủ động trong việc sắp xếp thời gian khám bệnh, gia đình và người bệnh còn có sự thoải mái trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ. [toc] Các bác sĩ khám bệnh […]

Các triệu chứng huyết áp cần lưu ý cho sức khỏe.
Các triệu chứng huyết áp cần lưu ý cho sức khỏe.

Huyết áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể. Nắm rõ các kiến thức về huyết áp sẽ giúp bạn có kế chăm sóc sức khỏe của gia đình tốt hơn. Hãy cùng tham khảo các thông tin về huyết áp của chúng ta nhé. […]

https://dichvubacsigiadinh.com/wp-content/themes/khambenhtainha/resources/images/adv-zalo.svg Chat với chúng tôi https://dichvubacsigiadinh.com/wp-content/themes/khambenhtainha/resources/images/adv-phone.svg 0916.582.115